Hướng dẫn bài trí mâm ngũ quả ngày Tết đầy ý nghĩa và gặp nhiều may mắn cho cả năm

Mỗi dịp Xuân về, ta lại dễ dàng nhận thấy mọi người đều tân trang lại ngôi nhà của mình, mua sắm những vật dụng cần thiết, bánh trái, cây cảnh để chơi trong ngày đầu năm. Một điều không thể thiếu đó chính là mâm ngủ quả chưng trong 3 ngày tết. Nói là thế, song mỗi vùng miền với sự khác biệt về tầm ảnh hưởng của từng nền văn hóa, khác biệt về ngôn ngữ, thiên nhiên, nên mỗi vùng đều có sự khác nhau trong từng mâm quả chưng Tết

Mâm ngũ quả tượng trưng cho năm vị Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố của ngũ hành_ tượng trưng cho sự sinh sôi lặp lại, với mong ước cầu được sự may mắn và thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tôt tiên (mong sớm được đầu thai).

Bạn có biết? Có thể xem tử vi, tử vi hàng ngày, tình duyên, ngày tốt xấu ngay trên di động của bạn

Xem Tử Vi Ngay

- Đối với người Miền Bắc, mâm ngũ quả thể hiện của triết lý Phương Đông rõ rệt nhất, trên mâm ngũ quả luôn có đầy đủ màu sắc của 5 hành Kim (trắng), Mộc (Xanh), Thủy (đen), Hỏa (đỏ), Thổ ( vàng) bao gồm các loại hoa quả: Chuối, Hồng, Bưởi, Đào, Quýt, có khi người Miền Bắc họ thay quả bưởi bằng quả Phật thủ màu vàng, quả chuối đặt dưới cùng bao quanh các loại quả khác ở trên. Đối với những khe hở, họ có thể trang trí thêm vào những trái quýt nhỏ hoặc quất nhưng nhìn chung là những loại trái cây chủ đạo vẫn không thay đổi.

- Tiến vào Miền Trung, thì đây là khu vực không quá câu nệ về hình thức của mâm ngũ quả, chủ yếu là có gì cúng nấy vì thế nên mỗi nhà đều có một cách trưng mâm ngũ quả khác nhau, không có một kết cấu cố định nào cả, nhưng nhìn chung đều là những loại trái cây tươi ngon, đặc sản của khu vực: thanh long, chuối, dưa hấu, cam,…

Bạn có biết? Có thể xem tử vi, tử vi hàng ngày, tình duyên, ngày tốt xấu ngay trên di động của bạn

Xem Tử Vi Ngay

- Vào sâu hơn một chút nữa thì ta lại thấy sự khác biệt tăng thêm đáng kể, người miền nam quan niệm mâm ngũ quả tương ứng với câu nói “cầu sung dừa đủ xài” với ước muốn sang năm mới sẽ nhận được sự sung túc, đủ đầy và ấm no. Ngoài mâm ngũ quả ra thì người miền Nam còn chưng thêm một cặp dưa hấu đỏ bên ngoài khắc hoặc dán chữ Phước để cầu mong năm mới luôn được may mắn

Khác với hai miền Bắc, Trung, người miền Nam không bao giờ trưng chuối trên mâm ngũ quả này, bởi vì họ quan niệm, chuối đồng âm với từ chúi nhũi (mọi sự không thành), ngoài ra họ còn kị những loại trái cây như lê (lê lết, không suôn sẻ), cam (cam chịu), tắt (tắt nghẽn, việc trì trề),…

Mâm ngũ quả là một nét đẹp văn hóa của người Việt ta vào mỗi dịp tết đến, song, cũng cùng một ý nghĩa nhưng cách tiếp nhận và biến đối cho phù hợp với từng vùng miền đã tạo ra những nét văn hóa khác nhau nhưng không làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp ấy.

 

Công Cụ Tử Vi