Vào dịp cuối năm, nhiều gia đình tiến hành sửa bát hương, thậm chí là bốc lại bát hương. Vậy khi thực hiện công việc này cần lưu ý những gì? Xem lời khuyên của chuyên gia ngay trong bài viết sau.
Bàn thờ gia tiên là nơi tôn nghiêm, để mỗi con người hướng về ông cha, cội nguồn. Trong thời gian năm hết Tết đến, không chỉ sửa sang đồ đạc trong nhà, nhiều gia đình còn đặc biệt chú trọng tân trang lại bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, việc lau dọn bàn thờ gia tiên cũng có khá nhiều nguyên tắc chứ không đơn thuận như việc quét dọn nhà cửa của người đang sống. Đặc biệt là với bát hương trên ban thờ.
Bạn có biết? Có thể xem tử vi, tử vi hàng ngày, tình duyên, ngày tốt xấu ngay trên di động của bạn
Xem Tử Vi NgayTheo một số chuyên gia phong thủy, lễ sang sửa bát hương thường bắt đầu từ ngày 23/12 - 30/12 (Âm lịch). Theo quan niệm dân gian thời điểm là lúc “tiễn các thần lên thiên đình”. Không được làm quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến vận hạn trong năm. Việc sang sửa sẽ bao gồm gia chủ vệ sinh lại bát hương, bàn thờ; tỉa bớt chân hương, thêm hoặc thay tro mới bát hương.
Có nhiều gia đình vẫn đang hiểu sai giữa thay chân hương và bốc lại bát hương. Thực tế đây là hai khái niệm và công việc hoàn toàn khác nhau. Trong đó:
- Thay chân hương là do hàng ngày ta thắp hương tàn hương rơi xuống làm bụi bẩn bàn thờ, đầy trò trong bát hương nên sẽ thực hiện rút chân hương, bỏ bớt phần tro đã đầy rồi thêm tro mới. Với việc này thì điều tối kỵ là khi dọn dẹp chân hương lại cầm cả bát hương đổ dốc tro, cốt ra rồi nhặt lại cốt và thay tro mới.
- Còn bốc bát hương chỉ được thực hiện khi về nhà mới hoặc khi nhà gặp nhiều điều không may mắn, vận hạn liên tục. Những nhà có ít nhất một bát hương cần tách ra hoặc nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại cũng thực hiện công việc này. Về cơ bản thì khi bốc lại bát hương người ta sẽ đổ hết tro cốt của bát hương ra rồi rửa sạch bát hương rồi tiến hành bốc lại.
Bạn có biết? Có thể xem tử vi, tử vi hàng ngày, tình duyên, ngày tốt xấu ngay trên di động của bạn
Xem Tử Vi NgayHơn nữa, dù thay chân hương hay bốc bát hương thì trước khi tiến hành, gia chủ nên thắp hương để “xin phép” thần linh và gia tiên. Hành động này thể hiện sự tôn trọng, kính hiếu với bậc bề trên, gia tiên.
Khi vệ sinh bát hương cần dùng rượu gừng, khăn gạc sạch. Thấm rượu vào khăn gạc rồi lau từ miệng bát hương trở xuống. Vệ sinh xong thì sang sửa bát hương rồi đặt yên vị lên bàn thờ, gia chủ tuyệt đối không được xê dịch bát hương nữa….
Công Cụ Tử Vi