Văn khấn dâng sao giải hạn 2019 và những điều cần biết

 

Dâng sao giải hạn là tâp tục dân gian được nhiều gia đình quan tâm và áp dụng. Nếu đang có ý định làm lễ để tiến sao xấu, cầu mong cho gai đình được may mắn, bình an thì bạn có thể tham khảo cách sắm lễ và bài văn khấn cúng sao giải hạn năm 2019 dưới đây.

1/ Ngày làm lễ dâng sao giải hạn

Theo quan điểm của người xưa thì có 9 ngôi sao chiếu mệnh cho con người còn được gọi là Cửu diệu tinh. Tùy theo năm (tính tuổi âm, tuổi mụ) mà mỗi người sẽ có sao tốt hay sao xấu chiếu mệnh. Vào những năm mệnh sao xấu, nhân dân ta thường cúng lễ để hy vọng hóa giải những điều không tốt, đem lại may mắn, bình an.

Bạn có biết? Có thể xem tử vi, tử vi hàng ngày, tình duyên, ngày tốt xấu ngay trên di động của bạn

Xem Tử Vi Ngay

Trong 9 sao chiếu mệnh thì có các sao tốt, sao xấu và sao trung tính. Tuy nhiên, việc sao tốt hay sao xấu còn phụ thuộc vào cả giới tính của người đó. Ví dụ sao Thái Dương tốt với nam nhưng không tốt với nữ. Sao La Hầu cực xấu với nam giới và cũng không tốt với nữ giới hay sao Kế Đô là sao xấu hàng đầu của nữ.

Về ngày làm lễ dâng sao giải hạn thì ngày nay nhiều người thường làm tập trung vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng – ngày 15/1 âm lịch). Cũng có người làm lễ trước đó 1 – 2 ngày. Nếu làm hàng tháng thì thường chọn ngày ứng theo sao chiếu mệnh:

- Sao Thái Dương làm lễ ngày 27 hàng tháng

- Sao Thái Âm làm lễ ngày 26 hàng tháng

- Sao Mộc Đức làm lễ ngày 25 hàng tháng

- Sao Vân Hán làm lễ ngày 29 hàng tháng

- Sao Thổ Tú làm lễ ngày 19 hàng tháng

- Sao Thái Bạch làm lễ ngày 15 hàng tháng

- Sao Thuỷ Diệu làm lễ ngày 21 hàng tháng

- Sao La Hầu làm lễ ngày 8 hàng tháng

- Sao Kế Đô làm lễ ngày 18 hàng tháng

2/ Văn khấn cúng dâng sao giải hạn

Bạn có biết? Có thể xem tử vi, tử vi hàng ngày, tình duyên, ngày tốt xấu ngay trên di động của bạn

Xem Tử Vi Ngay

Người xưa có câu “lễ bạc tâm thành” nên lễ vật cúng dâng sao giải hạn khá đơn giản. Chủ yếu gồm hương, hoa tươi, ngũ quả, trầu, rượu, nước, tiền vàng, gạo muối. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm nến, bài vị, sớ... Khi cúng thì có thể cúng tại nhà hoặc tại chùa. Có thể tham khảo bài văn khấn cúng sao giải hạn sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

- Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc Cực Tử Vi Trường Sinh Đại đế

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân

- Con kính lạy (đọc tên đầy đủ của sao cần giải hạn)

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………………. tuổi………..

Hôm nay là ngày...........tháng.........năm......... (đọc ngày – tháng – năm âm lịch), tín chủ (chúng) con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ đang làm lễ)........................... Để làm lễ giải hạn sao....................... chiếu mệnh (nếu năm đó có hạn thì có thể đọc thêm tên hạn để giải luôn).

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho tín chủ (chúng) con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ (chúng) con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Trên đây là bài văn cúng dâng sao giải hạn được nhiều người sử dụng mà mọi người có thể tham khảo. Sự khác biệt lớn nhất khi cúng các sao khác nhau là đọc tên của sao hạn và bày nến theo hình sao đó.

Công Cụ Tử Vi