Ý nghĩa các văn khấn trong cúng giỗ
Bài khấn:
Theo quan niệm xưa: Người chết là bắt đầu cuộc sống ở một thế giới khác "Sống gửi – Thác về". Bởi vậy, theo tục xưa trong lễ tang có rất nhiều nghi lễ để tiễn đưa vong hồn người đã khuất sang thế giới bên kia được trọn vẹn, chu đáo, thể hiện lòng thành, làm trọn đạo hiếu.
Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu văn khấn ở những nghi lễ quan trọng từ khi người mất tới khi được 100 ngày.
Phần văn khấn từ giỗ đầu (tròn một năm sau ngày mất) chúng tôi chuyển sang phần văn khấn khi cúng giỗ.
1) Văn khấn lễ Thiết Linh:
Lễ Thiết Linh là lễ sau khi lập xong bàn thờ tang, đặt linh vị
2) Văn khấn lễ Thành Phục:
Lễ Thành Phục là lễ sau khi gia đình thân nhân mặc đồ tang, tề tựu quanh linh cữu.
3) Văn khấn lễ Chúc Thực:
Lễ Chúc Thực là lễ dâng cơm khi còn để linh cữu ở nhà.
4) Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ Địa:
Là lễ cúng Long Thần Thổ Địa trước khi đào huyệt.
5) Văn khấn lễ Thành Phần:
Lễ Thành Phần là lễ khi đắp xong mộ.
6) Lễ Hồi Linh:
Lễ Hồi Linh là lễ rước ảnh hoặc linh vị từ mộ về.
7) Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo):
Sau khi làm lễ Hồi Linh ở bàn thờ tang xong thì làm lễ cáo yết với Tổ Tiên ở bàn thờ chính, nếu là gia đình nhà con thứ thì yết cáo tại nhà thờ của chi họ, nơi thờ ông bà nội hoặc cụ nội.
8) Lễ Tế Ngu:
Lễ Tế Ngu là lễ ba ngày sau khi mất hoặc ba ngày sau khi chôn cất xong.
Theo tục xưa:
Ngày đầu là Sơ Ngu
Ngày thứ hai là Tái Ngu.
Ngày thứ ba là Tam Ngu.
9) Lễ Chung Thất và Tốt Khốc:
Lễ Chung Thất là lễ 49 ngày. Lễ Tốt Khốc là lễ 100 ngày.
10) Lễ Triệu tịch Điện văn:
Lễ Triệu tịch Điện văn là lễ cúng cơm trong 100 ngày.
11) Lễ Tiểu Tường, Đại Tường (Giỗ Đầu, Giỗ thứ Hai):
Giỗ Đầu và Giỗ thứ Hai là hai lễ giỗ rất quan trọng.
12) Văn khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục):
Sau 2 năm và 3 tháng dư ai, chọn một ngày tốt làm lễ: Đắp sửa mộ dài thành mộ tròn, cất khăn tang, huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính, bỏ bàn thờ tang.
13) Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ:
Cách tiến hành nghi lễ: chép sẵn linh vị mới phủ giấy (hoặc vải) đỏ, khi Đàm Tế ở bàn thờ tang xong, thì đốt linh vị cũ cùng với bảng đen phủ quanh khung ảnh và văn tế. Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung (nếu có) đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới. Trường hợp nhà không có bàn thờ chính thờ gia tiên bậc cao hơn thì không phải làm lễ này mà yết cáo gia thần và yết cáo Tổ ở nhà thờ tổ.
14) Lễ Cải Cát:
Lễ Cải Cát là lễ sang Tiểu, sửa mộ, dời mộ.